Trang chủ  >> Điểm đến du lịch  >>  Du lịch Sa Pa  >> Giới thiệu Sa Pa

12/10/2012  |

3571   lượt xem  |

0   Nhận xét  

Sapa là một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sapa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo

Chìm trong làn mây bồng bềnh thị trấn Sapa như một thành phố trong sương huyền ảo, vẽ lên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m, nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C. Từ tháng 5 đến tháng 8 có mưa nhiều.Sapa tên gọi này từ tiếng quan thoại. Tiếng quan thoại gọi Sa - Pả, “Sa” là cát, “Pả” là bãi. Địa danh của “bãi cát” này ở bên phải cầu km 32 từ Lào Cai vào Sa Pa. Ngày xưa chưa có thị trấn Sapa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở “bãi cát” đó. Do vậy, dân địa phương ai cũng nói là “đi chợ Sa Pả”

Từ hai chữ “Sa Pả”, người Phương Tây phát âm không có dấu, nên thành Sapa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó là “Cha Pa” và một thời gian rất lâu người ta đều gọi “Cha Pa” theo nghĩa của từ tiếng Việt.

Còn thị trấn Sapa ngày nay, trước có một mạch nước đùn lên đục đỏ, nên dân địa phương gọi là “Hùng Hồ”, “Hùng” là đỏ, “Hồ” là hà, là suối, suối đỏ.

Sapa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng Liên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm. Ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.

Núi Hàm Rồng là một ngọn núi nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ với ý nghĩa “hàm của rồng”. Hàm Rồng là một trong số ít các núi ở Việt Nam có yếu tố tượng hình rõ nét và đẹp.

Núi Hàm Rồng

Từ Lào Cai đi đến cầu 32, cách Sapa 6 km, nhìn thấy dãy núi đứng giữa khoảng trống bao la, cao gần 2000m so với mặt biển, giống như một con rồng, với cái thân vươn dài uốn lượn. Có đuôi từ Cổng Trời giáp xã Hầu Thào và Sa Pả. Đầu ở trung tâm thị trấn, có hàm răng khổng lồ hướng sang phía Tây Nam dãy núi Hoàng Liên Sơn; ngày đêm dầm mưa dãi nắng, đội mây trời, có tên gọi là núi Hàm Rồng

 

 

Sự tích núi Hàm Rồng được người dân khắp vùng kể lại rằng: Cách đây đã lâu, khi lãnh địa mênh mông này mọi sinh vật đều sống hỗn độn trong bùn đất. Vào một thời lập địa, Ngọc hoàng ban lệnh: Tất cả mọi sinh vật còn sống sót trong bùn lầy hãy tự lập lấy địa phận của mình. Lệnh vừa ban, các loài sinh vật tranh nhau chỗ ngụ cư; lúc đó còn lại ba anh em nhà Rồng đang sống trong cái hồ lớn, được tin này nhìn sang hướng đông đã chiếm hết chỗ. Ba anh em chạy về hướng Tây còn rộng hơn giành được địa phận cho mình. Hai người anh lớn khoẻ nên chạy nhanh hơn, ở đó chờ người em. Vì yếu nên người em chạy chậm, không nhìn thấy hai anh, nên đã lạc vào đám đông toàn là sư tử, hổ, báo, gấu… đang giành nhau địa phận. Nhìn thấy đám sinh vật quái ác kia, người em sợ quá rùng mình, co người, há mồm để tự vệ. Vừa lúc đó lời ban của Ngọc Hoàng đã hết thời hạn, thân hình người em út nhà Rồng hoá thành núi đá, có dáng đầu ngẩng cao, mồm há, nhe răng. Và hai người anh nhà Rồng cũng hoá thành đá, hình dáng đó vẫn còn cho tới ngày nay.

Nếu ta đứng ở Sâu Chuô (xã Sa pả) quan sát thấy rất rõ hình ba dãy núi nhỏ, giống như ba con Rồng trên khu núi Can hàng. Hai con quay về hướng Lào Cai, đó là hình ảnh hai người anh nhà Rồng. Một con nhìn sang dãy Hoàng Liên Sơn, đó là hình ảnh người em nhà Rồng. Còn cái ao tiếng địa phương gọi là “Pangl Kruôr” nơi ba anh em nhà Rồng trước đây ở nay là khu Lam Đường.

Trong trí tưởng tượng của người dân quanh vùng, núi Hàm Rồng xuất hiện như một chuyện thật: và được linh thiêng hoá như một vị thần, có công tạo nên dãy núi Can Thàng ngày nay. Đã từ lâu, mỗi khi Tết đến, các bậc già làng, trưởng họ ở địa phương xung quanh đều mang lễ vật đặt vào trong hàm con rồng cúng Thổ thần.

Muốn lên núi Hàm Rồng phải qua Cổng trời Một, sau đó qua Cổng trời Hai, đi tiếp mới đến đỉnh núi Đầu Rồng. Trên đó có nhiều cảnh quan rất đẹp, với nhiều hang động, núi đá nhấp nhô trông rất ngoạn mục, lý thú. Với cảnh trí hấp dẫn, Hàm Rồng từ lâu là nơi vãn cảnh dã ngoại của nhiều du khách.

Chợ Sa Pa

Chợ phiên của Sapa họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ (thị trấn Sa Pa). Người dân ở vùng xa phải đi từ ngày thứ bẩy. Vào tối thứ bảy mọi người cùng thức vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi…và người ta đã đặt cho nó là “chợ tình”.

Chợ Bắc Hà, Chợ Cốc Ly, Chợ Cán Cấu, Chợ Sapa, Chợ Mường Khương, Chợ Lũng Khấu Nhin, Chợ Pha Long, Chợ, Núi Hàm Rồng, Núi Fansipan, Bản Hồ, Bản Lao Chải, Bản Cát Cát, Bản Tà Phìn, Thác Bạc, Thời tiết Sapa, Văn hóa Sapa, Người Sapa, Thị trấn Sapa, Sự kiện Sapa, Thành phố Lào Cai

Chợ Sa Pa là một hoạt động kinh tế văn hóa rất độc đáo, đây là nơi trao đổi mua bán nhiều loại hàng hóa, sản phẩm địa phương, đồng thời là dịp cho bà con vùng cao đi chợ phiên và thanh niên nam nữ các dân tộc hẹn hò gặp gỡ, ca hát giao duyên để tìm hiểu bạn đời qua khúc hát tỏ tình, qua tiếng sáo, tiếng khèn, đàn môi...

Khi chiều xuống, trong khu vực chợ đã thấy chỗ này, chỗ kia túm tụm dăm bảy trai gái người H'Mông, người Dao đầu mày, cuối mắt nhìn nhau. Rồi khi màn đêm buông xuống, tù mù dưới bóng điện vàng nhạt, họ ngồi bên nhau ca hát, trò chuyện thâu đêm. Khi đã tìm được bạn tâm tình, họ trao kỷ vật cho nhau để rồi hẹn chợ sau gặp lại. Hoạt động văn hóa này đã có từ ngàn xưa và nay vẫn còn gìn giữ được. Chợ Sa Pa là nơi hấp dẫn khách du lịch thích tìm hiểu văn hóa các dân tộc.

 

Từ khóa : ,

 

Các bài viết liên quan